Giải pháp Nền tảng phát triển ứng dụng IoT – Open IoT Platform (OIP)
OIP là nền tảng do DTT nghiên cứu và phát triển từ năm 2015, OIP được phát triển dựa trên kiến trúc tham khảo IoT của hãng công nghệ Intel kết hợp với những tuỳ biến cho phù hợp với các yêu cầu của Việt Nam.
OIP ứng dụng trong phát triển các ứng dụng trong các lĩnh vực như Nông nghiệp, Giao thông, Y tế, toà nhà, … OIP là một sản phẩm mã nguồn mở, nó sẽ góp phần vào hệ sinh thái sáng tạo và bền vững về IoT tại Việt Nam.
Các tính năng chính của OIP
• Kết nối, liên kết hoạt động và quản lý các thiết bị
• Quản lý dữ liệu lớn thu thập từ các thiết bị
• Kiểm soát truy nhập dữ liệu và Quản lý trao đổi dữ liệu
• Xử lý thị giác máy tính (vd: Phát hiện và nhận dạng các đối tượng ảnh và video)
• Xử lý dữ liệu RFID (vd: phát hiện các đối tượng dựa trên công nghệ RFID)
• Phân tích dữ liệu lớn (bao gồm cả dữ liệu không gian)
– Phân tích dữ liệu thời gian thực
– Phân tích dữ liệu theo lô (đợt)
• Làm việc với nền tảng hạ tầng đám mây
• Tích hợp với các hệ thống IoT khác có liên quan (thông qua thành phần Interface Engine Services của OIP)
. Khả năng bảo mật IoT tổng thể
Mục tiêu của OIP là:
1. Thực hiện tích hợp ứng dụng IoT doanh nghiệp
2. Tiêu chuẩn hoá việc tích hợp ứng dụng IoT doanh nghiệp
3. Tối ưu hoá tích hợp ứng dụng IoT doanh nghiệp
Các loại ứng dụng có thể phát triển dựa trên nền tảng OIP
1. Tích hợp các hệ thống IoT và chính quyền điện tử:
sử dụng nền tảng OIP kết hợp với OEP, cung cấp các dịch vụ tích hợp giữa các hệ thống thông minh và chính
quyền điện tử
2. Hệ thống quản lý nước thải
a. Giám sát mực nước và nước thải
b. Phát hiện sớm nguy cơ ngập lụt
c. Phát hiện sớm ô nhiễm và thất thoát nước thải
3. Các hệ thống quản lý cho lĩnh vực giao thông
a. Trạm thu phí tự động
b. Cung cấp thông tin về lưu lượng xe và chỗ đỗ xe
c. Đăng ký xe điện tử
d. Phát hiện vi phạm giao thông
4. Hệ thống an ninh công cộng
a. Giám sát khu vực
b. Phát hiện trộm cắp, hoả hoạn, phá hoại, …
5. Hệ thống cho lĩnh vực môi trường
a. Giám sát ô nhiễm không khí
b. Giám sát chất lượng nước
6. Hệ thống cho lĩnh vực điện lực
a. Phát hiện trộm cắp, phá hoạt, hỏng hóc thiết bị
b. Cảnh báo cháy nổ, ngập lụt
Các lợi ích mang lại bởi OIP
• Một giải pháp tổng thể cho việc tích hợp IoT
– Kết nối và liên kết hoạt động của các thiết bị
– Tích hợp với các hệ thống và ứng dụng IoT
• Giúp phát triển nhanh và hiệu quả các giải pháp IoT cho các lĩnh vực ứng dụng khác nhau (vd: Nhà thông minh, Thành phố thông minh, Giao thông thông minh, …)
– Thành phần Core System Services (Các dịch vụ hệ thống lõi) của OIP cho phép phát triển các ứng dụng và dịch vụ trong bất cứ lĩnh vực ứng dụng
nào (vd: Phân tích dữ liệu)
– Thành phần Common Business Services (Các dịch vụ nghiệp vụ dùng chung) cho phép phát triển các ứng dụng và dịch vụ trong từng lĩnh vực ứng dụng cụ
thể (vd: Phát hiện và nhận dạng đối tượng ảnh)
– Các công cụ ứng dụng (Application Tools) của OIP có thể được tùy biến cho phù hợp với các nhu cầu cụ thể (vd: Bộ công cụ theo dõi và quản lý các thiết bị)
• Tương thích với các chuẩn IoT quan trọng
– Chuẩn đặc tả OIC (cùng với IoTivity framework)
- Chuẩn đặc tả AllSeen (cùng với AllJoyn framework)
Case study
Intelligent City: Pilot Project for SHTP
Mục tiêu của dự án
Xây dựng một hệ thống kiểm soát vào ra áp dụng công nghệ RFID cho phép dữ liệu trên thẻ được đọc từ xa (không tiếp xúc) thông qua sóng vô tuyến nhằm hiện đại hoá
và đơn giản hóa công tác quản lý, tự động hóa trong việc đóng mở barrier, kiểm soát chặt chẽ các thông tin vào ra và tạo môi trường làm việc an toàn, hiện đại,
thoải mái cho người, xe cộ ra vào cổng.
Ngoài việc kiểm soát ra vào cổng chính, thiết bị, giải pháp và công nghệ RFID được đầu tư trong dự án còn hướng đến sử dụng tích hợp với các dịch vụ khác như quản lý ra vào từng đơn vị, vé xe bus, quản lý bãi xe, thanh toán dịch vụ như căn-tin v.v… trong tương lai, tạo thuận tiện cho người sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý.
Công nghệ sử dụng
Công nghệ RFID, đây là công nghệ đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới kể từ khoảng 10 năm trở lại đây, đặc biệt trong các ứng dụng như là: quản lý vào ra,
quản lý nhân viên; thu phí dịch vụ … Đây là một công nghệ đáng tin cậy để phát hiện và giám sát điện tử, một dạng mới của phương pháp truyền thông vô tuyến.
Cũng có thể hiểu RFID như là một loại mã vạch điện tử, trong đó dữ liệu được mã hóa dưới dạng bit, được truyền đi và nhận biết thông qua sóng vô tuyến. Ngoài
chuyển dữ liệu nhận dạng (Byte ID), các thẻ RFID còn có thể chứa thêm các dữ liệu mở rộng cho người sử dụng (user memory) cho phép người sử dụng có thể lưu
thêm các thông tin về đối tượng được gắn thẻ, dung lượng bộ nhớ này tùy thuộc mỗi hãng sản xuất có thể từ 512-bit cho đến 4096-bit dữ liệu.
Các thiết bị
Tính hiệu quả khai thác của dự án
Quy trình quản lý chặt chẽ hơn
Hiện nay việc quản lý trong Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM vẫn còn thủ công, chủ yếu dựa vào lực lượng bảo vệ. Nhưng lực lượng bảo vệ ở đây cũng còn mỏng,
nên việc quản lý vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Khi hệ thống được đưa vào sử dụng sẽ giúp cho quá trình quản lý đơn giản hơn nhưng vẫn chặt chẽ, đảm bảo an ninh
trong Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM. Hệ thống sẽ giúp người quản lý biết ai/ phương tiện nào được quyền ra vào Khu hợp lệ, mà rất đơn giản, gọn nhẹ,
không mất thời gian trong quá trình kiểm tra, xác nhận. Tất cả sẽ được hệ thống thực hiện và báo kết quả qua màn hình cho người trực ca. Hệ thống sẽ hạn chế
bớt số lượng người và phương tiện mượn đường để đi ngang qua Khu, hiện nay có một bộ phận người dân thường xuyên đi tắt qua Ban Quản lý Khu Công nghệ cao
TP.HCM để tiết kiệm thời gian, nhưng lại gây khó khăn cho việc quản lý.
Đảm bảo an toàn về con người và cơ sở vật tư
Hiện nay, việc quản lý còn thủ công, chưa được hệ thống hóa nên khó kiểm soát được người lạ ra/ vào Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM, không đảm bảo được
an ninh trong Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM. Việc người lạ xâm nhập bất hợp pháp sẽ gây thất thoát về vật tư, tài sản thậm chỉ gây hại đến con người.
Hệ thống này có ưu điểm là quản lý được việc ra/vào nên dễ dàng kiểm soát và phát hiện được người lạ, hạn chế được việc mất cắp tài sản của người trong Khu.
Thẻ có khả năng mở rộng để ứng dụng vào access control, thanh toán
Thẻ RFID ngoài chức năng kiểm soát ra/ vào cổng đảm bảo an ninh, còn có thể tích hợp thêm một số ứng dụng khác như thẻ xe bus/ điện trong khu Ban Quản lý Khu
Công nghệ cao TP.HCM, bãi gửi xe, canteen, kiểm soát ra vào tại các công ty, nhà máy,… Nhanh chóng hiện đại trong việc vận chuyển bằng xe bus trong khu Ban
Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM, giảm ùn tắc tại các bãi giữ xe vào giờ cao điểm, thay vì phải soát vé từng xe rồi thu tiền thì chỉ cần quẹt thẻ, mọi việc
sẽ được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian mà đảm bảo hiệu quả.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý
Việc quản lý tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến tài sản và tính mạng con người. Nếu chỉ dùng những biện pháp
thủ công như hiện nay thì rất khó để kiểm soát được vì lượng người, phương tiện ra vào Khu trong ngày rất đông. Với hệ thống này thì người quản lý chỉ cần
ngồi bên màn hình và quan sát, tất cả mọi thông tin sẽ được ghi nhận.
Độ tin cậy cao
Hệ thống RFID mang lại rất nhiều hiệu quả trong việc kiểm soát an ninh, bảo vệ tài sản, có thể mở rộng thêm ứng dụng mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho người sử
dụng. Các thông tin được bảo mật tuyệt đối, khó xảy ra tình trạng đánh cắp, sao kê thông tin.
Góp phần hiện đại hóa hệ thống quản lý
Với vị thế là Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM rộng lớn và phát triển nhất cả nước, nên việc áp dụng hệ thống kiểm soát ra vào là bước tiến quan trọng
trong việc hiện đại hóa, đưa khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào quản lý.